Có rất nhiều loại máy nghiền côn trên thị trường. Côn lò xo, côn cơ, côn thủy lực, côn bán thủy lực, côn phá, côn tinh, côn cát… Chúng ta cùng tìm hiểu để phân biệt các loại máy nghiền côn theo bài viết sau đây.

Hinh 1: Cac loai may nghie con cua Terex MPS
1. Phân biệt các loại máy nghiền côn theo hệ dẫn động
a. Nghiền côn dùng ổ bi

Hình 2: Máy nghiền côn hệ thống dẫn động bằng ổ bi đũa trụ
Truyền động từ mô tơ vào nón nghiền bằng hệ thống ổ bi đũa trụ. Bôi trơn bằng dầu.
Ưu điểm
- Khả năng chịu nhiệt độ tốt
- Tuổi thọ cao
- Tiêu hao ít dầu bôi trơn
Nhược điểm
- Giá thành cao
b. Nghiền côn dùng bạc đồng

Hình 3: Nghiền côn dùng bạc đồng
Ưu điểm
- Giá thành thấp
Nhược điểm
- Khả năng chịu nhiệt thấp
- Tiêu hao nhiều dầu bôi trơn
- Tuổi thọ thấp hơn so với ổ bi.
2. Phân loại máy nghiền côn theo kiểu điều chỉnh khe xả
Khe xả máy nghiền côn là khoảng cách gần nhất giữa nón động và nón tĩnh. Khe xả sẽ quyết định kích thước sản phẩm đầu ra. Tùy vào yêu cầu sản xuất loại sản phẩm nào: đá 1-2, đá 2-4… mà điều chỉnh khe xả cho phù hợp. Việc duy trì khe xả ổn định trong suốt quá trình nghiền sẽ giúp sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt và năng suất cao.
Ngoài ra hệ thống còn giữ vai trò cố định khung trên ( nón tĩnh) và khung dưới ( nón động). Áp lực này càng lớn sẽ giúp máy nghiền có thể nghiền những vật liệu cứng hơn.
Như vậy sẽ có 3 chức năng của hệ thống thủy lực đảm nhận:
1) Điều chỉnh khe xả
2) Duy trì áp lực để cố định khung trên và khung dưới
3) Chống tắc tự động. Khi có răng gầu, hệ thống thủy lực nâng khung trên của máy nghiền côn lên, răng gầu rơi ra ngoài, sau đó hệ thống thủy lực tự điều chỉnh khe xả về vị trí ban đầu và tiếp tục quá trình nghiền.
Tùy vào vai trò của hệ thống thủy lực của máy nghiền côn mà người ta chia ra ba loại máy nghiền côn như sau
a. Máy nghiền côn lò xo

Hình 4: Máy nghiền côn lò xo
Đây là dòng máy nghiền côn phát triển từ những năm 1920. Nhiều người còn biết đến với tên gọi máy nghiền côn Symon. Hiện nay dòng máy nghiền này vẫn còn được sản xuất. Chúng có một số ưu nhược điểm sau
Ưu điểm
- Hệ thống đơn giản: Lò xo, bu lông, đai ốc
- Giá thành thấp
Nhược điểm
- Điều chỉnh khe xả khó khăn
- Không kiểm soát được độ mở khe xả khi nón nghiền bị mòn
- Khả năng duy trì áp lực cố định khung trên và khung dưới nghiền côn không cao.
- Không có khả năng chống tắc tự động: Khi mất điện, hoặc khi có vật khó nghiền (sắt, răng gầu, mũi khoan … rơi vào khoang nghiền)
b. Máy nghiền côn bán thủy lực

Hình 5: Máy nghiền côn bán thủy lực
Dòng máy nghiền côn này hoặc dùng hệ thống thủy lực để điều chỉnh khe xả (vận hành thủ công bằng tay) hoặc dùng hệ thống thủy lực để cố định khung trên và khung dưới. Vì vậy chúng có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Cải thiện khả năng điều chỉnh khe xả so với côn lò xo
- Có khả năng xử lý vật liệu bị tắc trong khoang nghiền do mất điện đột ngột
- Giá thành thấp hơn so với nghiền côn thủy lực hoàn toàn
Nhược điểm
- Không kiểm soát được khe xả
- Không có khả năng chống tắc tự động
c. Máy nghiền côn thủy lực hoàn toàn

Hình 6: Máy nghiền côn thủy lực hoàn toàn
Đây là dòng máy nghiền côn ngày càng được ưa chuộng. Ưu nhược điểm của dòng nghiền côn này như sau:
Ưu điểm
- Điều chỉnh khe xả bằng thủy lực hoàn toàn.
- Có hiển thị độ mở khe xả
- Có hiện thị mức độ mòn của má nghiền. Cảnh báo thời gian cần thay nón nghiền.
- Chống tắc hoàn toàn tự động
- Duy trì áp lực để cố định khung trên và khung dưới bằng cụm kích thủy lực và nêm khóa
- Thời gian dừng máy để bảo trì, sửa chữa được cải thiện đáng kể.
Nhược điểm
- Yêu cầu cao hơn đối với thợ vận hành
d. Phân loại theo số lượng xy lanh thủy lực
Ngoài các cách phân loại kể trên, còn phải kể đến loại nghiền côn thủy lực đa xy lanh và đơn xy lanh.
Dòng nghiền côn thủy lực đơn xy lanh thường là dòng sử dụng một xy lanh đỡ nón động khác biệt với dòng nghiền côn thủy lực đa xy lanh đỡ nón tĩnh.
Dòng đa xy lanh có ưu điểm vượt trội về khả năng chịu lực, tuổi thọ máy nghiền, khả năng điều chỉnh khe xả, chống tắc tự động và bảo dưỡng thay thế.
3. Phân loại máy nghiền côn theo cấu hình khoang nghiền
a. Côn phá

Hình 7: Máy nghiền côn Gates

Hình 8: Máy nghiền côn dùng bạc đồng
Dòng máy nghiền côn phá có cấu tạo nón di động khá dốc. Khoang nghiền như vậy cho phép nghiền côn tiếp cận những vật liệu có kích thước đầu vào lớn hơn. Công suất cũng vì thế mà cao hơn các máy nghiền côn cùng đường kính nón côn, cùng công suất mô tơ.
Nhược điểm của dòng máy nghiền côn phá là chất lượng đá ra xấu. Vì vậy khi dùng nghiền côn loại này trong dây chuyền cần phải kết hợp với một máy VSI để đảm bảo đá sản phẩm đẹp.
b. Côn trung

Hình 9: Máy nghiền côn cấu hình khoang nghiền kiểu trung bình
Loại máy nghiền côn này khá phổ biến, đặc biệt dùng cho trạm nghiền chỉ dùng một nghiền hàm và một nghiền côn. So với máy nghiền côn phá, máy nghiền côn trung sẽ cho sản phẩm đá đẹp hơn.
c. Côn cát

Hình 10: Các cấu hình khoang nghiền của máy nghiền côn
Máy nghiền côn có cấu hình khoang nghiền cho côn cát là Hình 10, màu đen bên phải. Máy nghiền côn cát dùng để sản xuất cát nhân tạo cùng với máy VSI. Máy nghiền côn cát có ưu điểm là chịu được đá có độ cứng và độ mài mòn cao ( sỏi sông, cuội…). Máy nghiền côn cát cũng giúp sản xuất đá 1-2 chất lượng cao. Tuy nhiên với hình dạng hạt cát thì máy VSI vẫn cho hình dạng đẹp hơn.